Công phu trữ rượu
12/09/2023

Trữ rượu là cả một quá trình công phu  đòi hỏi người thực hiện phải sự am hiểu nhất định về tính chất của từng loại rượu. Tuyệt đối không trữ rượu trong... tủ lạnh vì nơi đó hoàn toàn không đủ các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...

Quá trình ủ rượu

Nếu bạn có ý định uống chai rượu nào trong vòng một năm thì không cần các  biện pháp đặc biệt nào để trữ, chỉ cần để ở nơi có nhiệt độ mát và ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào, nhưng với các loại rượu đắt tiền khi muốn trữ lâu trong vòng vài năm đến vài chục năm thì thường phải được trữ đúng cách và công phu hơn nhiều. Người ta thường trữ các loại rượu lâu năm trong các hầm sâu dưới lòng đất, lý do là càng sâu dưới đất thì nhiệt độ càng lạnh hơn, thích hợp cho việc trữ rượu và không ít bị thay đổi nhiều như trên mặt đất, khí oxygen không nhiều, không làm rượu chua. Các thùng rượu được ghi chú cẩn thận về tên, số và năm xuất xưởng trước khi được chứa trong các hầm rượu để tiện việc nhận biết sau này.

Nhiều người nghĩ đơn giản là chỉ cần để rượu vào tủ lạnh là được, nhưng thật ra trữ rượu lâu trong tủ lạnh là sai lầm vì nhiệt độ trong tủ lạnh thường là quá lạnh, độ ẩm thấp, có ánh đèn sáng thường xuyên, có mùi đồ ăn và thường hay xáo động.

Chai rượu khó có thể ở trạng thái "tĩnh" cần thiết được. Vì vậy, trừ khi bạn đã mở nắp chai rượu và cần cất lại cho lần sau uống tiếp trong vòng thời gian ngắn, hay để dành chai rượu uống dở cho việc nấu nướng chẳng hạn thì có thể để rượu vào tủ lạnh, nhưng muốn giữ và ủ rượu cho thêm nồng trong thời gian dài thì phải tìm nơi có các điều kiện thích hợp.
 

Trữ rượu là cả một quá trình công phu  đòi hỏi người thực hiện phải sự am hiểu nhất định về tính chất của từng loại rượu. Tuyệt đối không trữ rượu trong... tủ lạnh vì nơi đó hoàn toàn không đủ các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...

Quá trình ủ rượu
Nếu bạn có ý định uống chai rượu nào trong vòng một năm thì không cần các  biện pháp đặc biệt nào để trữ, chỉ cần để ở nơi có nhiệt độ mát và ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào, nhưng với các loại rượu đắt tiền khi muốn trữ lâu trong vòng vài năm đến vài chục năm thì thường phải được trữ đúng cách và công phu hơn nhiều. Người ta thường trữ các loại rượu lâu năm trong các hầm sâu dưới lòng đất, lý do là càng sâu dưới đất thì nhiệt độ càng lạnh hơn, thích hợp cho việc trữ rượu và không ít bị thay đổi nhiều như trên mặt đất, khí oxygen không nhiều, không làm rượu chua. Các thùng rượu được ghi chú cẩn thận về tên, số và năm xuất xưởng trước khi được chứa trong các hầm rượu để tiện việc nhận biết sau này.

Nhiều người nghĩ đơn giản là chỉ cần để rượu vào tủ lạnh là được, nhưng thật ra trữ rượu lâu trong tủ lạnh là sai lầm vì nhiệt độ trong tủ lạnh thường là quá lạnh, độ ẩm thấp, có ánh đèn sáng thường xuyên, có mùi đồ ăn và thường hay xáo động.

Chai rượu khó có thể ở trạng thái "tĩnh" cần thiết được. Vì vậy, trừ khi bạn đã mở nắp chai rượu và cần cất lại cho lần sau uống tiếp trong vòng thời gian ngắn, hay để dành chai rượu uống dở cho việc nấu nướng chẳng hạn thì có thể để rượu vào tủ lạnh, nhưng muốn giữ và ủ rượu cho thêm nồng trong thời gian dài thì phải tìm nơi có các điều kiện thích hợp.

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại tủ lạnh chuyên để chứa rượu mà trong đó các chai rượu được đặt theo vị trí nằm ngang. Loại tủ lạnh chuyên dành cho rượu này không có đèn và nhiệt độ luôn mát mẻ thích hợp với việc trữ rượu.

Nếu bạn giữ chai rượu lâu từ 15 - 20 năm, nút chai sẽ bắt đầu hỏng hoặc tan rã ra, vì vậy đóng nút chai lại là điều cần thiết. Có nhiều nhà sản xuất rượu hay các chuyên viên có thể đảm nhận vai trò đóng nút chai lại cho rượu bạn nên nhờ để các chuyên gia kinh nghiệm với đầy đủ thiết bị đảm trách việc này, bạn không nên tự làm. Nhưng lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là, một khi chai rượu đã mở ra thì nên được uống ngay.
Hầm rượu cần có các điều kiện thích hợp sau đây:

Nhiệt độ cố định không bị thay đổi đột ngột thường xuyên: lý tưởng là khoảng từ 12 độ C hoặc trong vòng 10 - 14 độ C. Nếu nhiệt độ quá nóng thì làm rượu chóng hư, nhiệt độ quá lạnh có thể khiến rượu chậm phát huy độ thơm ngon khi ủ.

Độ ẩm: khoảng 60% là vừa đủ vì trong điều kiện này, nút bấc của chai rượu sẽ được giữ ẩm. Rượu sẽ bị oxy hóa nếu không khí thường len vào trong chai và tiếp xúc với rượu được, vì vậy, việc giữ cho nút bần được mở hết cỡ để bịt kín chai rượu tối đa là điều rất quan trọng. Nếu nhiệt độ quá cao, nút chai rượu sẽ bị khô, co rút lại và không khí tràn vào chai thì rượu sẽ bị hư. Hơn nữa, khi muốn giữ rượu lâu nên đặt chai rượu nằm ngang cho rượu được tiếp xúc với nút chai để nút bần được ẩm ướt thường xuyên, nút sẽ trở lại đều và vì vậy được kín gió hơn.

Hầm rượu phải tối vì ánh nắng mặt trời trực tiếp vào sẽ làm hỏng  chất lượng của rượu và cần yên tĩnh, tránh sự xáo động. Hầm cũng không nên có mùi hôi nặng vì mùi hôi sẽ có cơ hội thường xuyên thấu qua các nút chai mà làm ảnh hưởng đến hương vị rượu.

Theo Bảo Trân 

Báo chí nói về chúng tôi
24h
Tiêu dùng 24h
Kinh doanh plus
Diễn đàn thương mại
Doanh nhân Việt Nam
Ngôi sao
Báo điện tử VTV
0936223377